Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì có cần giấy xác nhận của chính quyền địa phương không?
Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì có cần giấy xác nhận của chính quyền địa phương không?
Khi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì cá nhân có cần giấy xác nhận của chính quyền địa phương không, theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020 như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
...
Đồng thời theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
...
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Theo quy định trên, có thể thấy việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp hiện tại không cần phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương mà chỉ cần Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ sau:
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp uỷ quyền cho người khác làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền).
Lưu ý: cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Hình từ Internet)
Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được miễn lệ phí trong trường hợp nào?
Trường hợp cá nhân được miễn lệ phí khi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 6 Nghị định 111/2010/NĐ-CP như sau:
Lệ phí và miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
b) Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được miễn lệ phí trong trường hợp sau:
- Cá nhân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Việc tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài thực hiện tại đâu?
Nơi tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài được quy định tại Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Như vậy, trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?