Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi có cần điều kiện gì không? Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có cần phải lập thành văn bản không?
- Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi có cần điều kiện gì không?
- Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được lập ra giữa hai bên có cần phải lập thành văn bản không?
- Hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi được quy định như thế nào?
Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi có cần điều kiện gì không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
1. Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
c) Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải đáp ứng quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, có thể thấy rằng theo quy định thì cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện như:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.
Người cao tuổi (Hình từ Internet)
Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được lập ra giữa hai bên có cần phải lập thành văn bản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 06/2011/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
1. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, phải có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi.
3. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi;
b) Thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc;
c) Chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc;
e) Các nội dung khác.
4. Việc ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, có thể thấy rằng hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải được lập thành văn bản.
Hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2011/NĐ-CP như sau:
Hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người cao tuổi.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch đáp ứng nhu cầu tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người cao tuổi được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia học tập, sinh hoạt văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, tâm lý quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Người cao tuổi.
Như vậy, hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?