Cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch phải đạt từ bao nhiêu số phiếu tín nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở?
- Cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch phải đạt từ bao nhiêu số phiếu tín nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp cơ sở được quy định thế nào?
- Quy trình xét chọn cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch tại Hội đồng cấp cơ sở được thực hiện ra sao?
Cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch phải đạt từ bao nhiêu số phiếu tín nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở?
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng cho cá nhân
1. Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho cá nhân trong ngành y tế làm công tác phòng, chống lao và bệnh phổi đạt 4 tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Đủ 20 năm công tác liên tục trong chuyên ngành lao - bệnh phổi hoặc có tổng thời gian công tác trong ngành y tế là 25 năm, trong đó có 15 năm công tác liên tục trong chuyên ngành lao - bệnh phổi;
c) Có đóng góp đặc biệt xuất sắc, nổi bật cho hoạt động phòng, chống lao và bệnh phổi thuộc một trong các lĩnh vực sau:
- Tổ chức, thực hiện các hoạt động phòng, chống lao và bệnh phổi.
- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, phục vụ người bệnh.
- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành lao và bệnh phổi.
d) Đạt 2/3 số phiếu tín nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở.
...
Theo quy định trên thì cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi phải đạt 2/3 số phiếu tín nhiệm của Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp cơ sở.
Cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi (Hình từ Internet)
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp cơ sở được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định về Hội đồng cấp cơ sở như sau:
Thành lập Hội đồng xét tặng các cấp
Hội đồng xét tặng được tổ chức theo 2 cấp: Hội đồng cấp cơ sở xét chọn và lập hồ sơ đề nghị Hội đồng cấp Bộ Y tế (Sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp Bộ) qua Thường trực Hội đồng cấp Bộ Y tế.
1. Hội đồng cấp cơ sở
a) Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và các bệnh phổi (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp cơ sở) được thành lập tại các đơn vị Lao và Bệnh phổi ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thuộc Bộ (Bệnh viện, các cơ sở y tế, các Viện, Trường đại học....).
b) Hội đồng cấp cơ sở có từ 7 đến 9 thành viên do Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội đồng thi đua và đại diện lãnh đạo khoa, phòng, ban thuộc đơn vị cơ sở, lãnh đạo Chi hội Lao và bệnh phổi.
...
Như vậy, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi cấp cơ sở được thành lập tại các đơn vị Lao và Bệnh phổi ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thuộc Bộ (Bệnh viện, các cơ sở y tế, các Viện, Trường đại học....).
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp cơ sở có từ 7 đến 9 thành viên do Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định thành lập, gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch hội đồng,
+ Các thành viên gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội đồng thi đua và đại diện lãnh đạo khoa, phòng, ban thuộc đơn vị cơ sở, lãnh đạo Chi hội Lao và bệnh phổi.
Quy trình xét chọn cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch tại Hội đồng cấp cơ sở được thực hiện ra sao?
Theo Điều 12 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định quy trình xét chọn cá nhân trong ngành y tế được xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch tại Hội đồng cấp cơ sở được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị cấp cơ sở phối hợp với Chủ tịch Chi hội Lao và Bệnh phổi có trách nhiệm :
- Tổ chức phổ biến, thông báo công khai, rộng rãi cho tập thể cán bộ, viên chức trong đơn vị quán triệt về nội dung, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch.
- Hướng dẫn đơn vị đề cử những cá nhân thuộc đơn vị, các tổ chức đủ tiêu chuẩn xét tặng.
- Lập danh sách và hướng dẫn những cá nhân, tổ chức được đề cử làm bản báo cáo thành tích có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
Bước 2:
- Tổ chức Hội nghị toàn thể viên chức của đơn vị và tiến hành bỏ phiếu kín. Hội nghị hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số viên chức có mặt bỏ phiếu, kết quả kiểm phiếu được lập thành biên bản.
- Chỉ những cá nhân, tổ chức đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm trên tổng số người tham gia bầu, mới được đưa ra Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
- Thông báo công khai kết quả danh sách những cá nhân, tổ chức đạt số phiếu tín nhiệm tại đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc để cán bộ, viên chức biết và góp ý kiến, sau đó tập hợp trình Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
- Tất cả các đơn thư khiếu nại, tố cáo có danh phải được giải quyết trước khi Hội đồng cấp cơ sở họp.
Bước 3:
Hội đồng cấp cơ sở họp thảo luận, bỏ phiếu kín. Chỉ những cá nhân, tổ chức đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên Hội đồng cấp cơ sở theo quyết định thành lập mới được lập danh sách đề nghị lên Hội đồng cấp Bộ.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?