Cá nhân tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trường hợp cá nhân có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Đối với tang vật bị thu giữ là chất ma túy thì cơ quan có thẩm quyền xử lý ra sao? Câu hỏi của anh Duy từ Phú Thọ.

Cá nhân tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
...

Theo quy định trên thì đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị tịch thu tang vật, cũng như phương tiện vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Cá nhân tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cá nhân tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp tang vật thu giữ là hàng hóa, sản phẩm cấm tàng trữ thì xác định thẩm quyền xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành

Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành
1. Trường hợp các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành không thuộc trường hợp nêu trên, thì không phải tiến hành xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành được xác định theo nguyên tắc và thứ tự sau đây:
a) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.
3. Thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, đối với tang vật bị tịch thu là chất ma túy thì xác định thẩm quyền xử lý tang vật theo quy định nêu trên.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào đối với tang vật bị tịch thu là chất ma túy?

Căn cứ Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm c Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật này.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại như sau:

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Theo đó, đối với tang vật tịch thu là chất ma túy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tiêu hủy.

Tàng trữ trái phép chất ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàng trữ trái phép 0,2g Heroine và 0,3g Methamphetamine, bị bắt quả tang thì áp dụng điểm c hay điểm i khoản 1 Điều 249 để truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Những chất ma túy nào được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Mức đặt tiền để bảo đảm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó có 40g ma túy đá và 4 bịch nhỏ 0.1g là bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi nào được xem là tàng trữ trái phép chất ma túy? Mức đặt tiền để bảo đảm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy là bao nhiêu?
Pháp luật
Có bị truy cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi mua ma túy về sử dụng hay không? Tội tàng trữ trái phép chất ma túy đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Cá nhân tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người bị bắt vì tàng trữ trái phép ma túy đá 1,16g thì mức xử phạt như thế nào? Trường hợp bị tạm giam có xin tại ngoại được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàng trữ trái phép chất ma túy
25,646 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàng trữ trái phép chất ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàng trữ trái phép chất ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào