Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần?
- Giao dịch của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bằng ngoại tệ được không?
- Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài gồm các giấy tờ nào?
Giao dịch của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bằng ngoại tệ được không?
Giao dịch của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bằng ngoại tệ được không, thì theo quy định tại Điều 4 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam là Đồng Việt Nam.
Theo quy định trên thì đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần là Đồng Việt Nam.
Do đó, giao dịch của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần không được sử dụng ngoại tệ mà phải bằng Đồng Việt Nam.
Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần? (Hình từ Internet)
Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần?
Cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.
6. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định tại các Khoản 2, 3, 5 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
7. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
8. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện sở hữu cổ phần theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu không vượt quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài gồm các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2014/TT-NHNN như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định), bao gồm:
a) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên hoặc mua thêm cổ phần khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản này;
…
Theo đó tại Điều 5 Thông tư 38/2014/TT-NHNN như sau:
- Đơn đề nghị chấp thuận việc mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần;
- Bản sao văn bản cấp Mã số Giao dịch chứng khoán do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản xác nhận của ngân hàng mở tài khoản tiền gửi cho nhà đầu tư nước ngoài về số dư tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tài liệu khác chứng minh nhà đầu tư nước ngoài có đủ nguồn tài chính hợp pháp để mua cổ phần.
- Bảng kê khai về tình hình sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Lý lịch tự khai, bản sao hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài và người được ủy quyền đại diện phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức tại tổ chức tín dụng Việt Nam.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho người đại diện giao dịch tại Việt Nam thực hiện mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, hồ sơ bổ sung các thành phần sau:
+ Hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chỉ định đầu tư hoặc các hình thức văn bản khác phù hợp với quy định của pháp luật giữa nhà đầu tư nước ngoài và người đại diện giao dịch tại Việt Nam;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về người đại diện giao dịch hoặc thay đổi người đại diện giao dịch tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài.
- Trường hợp tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn điều lệ, hồ sơ bổ sung các thành phần sau:
+ Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo quy định;
+ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng Việt Nam phê duyệt về chủ trương phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
+ Văn bản thỏa thuận mua bán cổ phần giữa tổ chức tín dụng Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài;
+ Văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về việc tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, hồ sơ bổ sung các thành phần hồ sơ sau:
+ Quyết định của cấp có thẩm quyền của nhà đầu tư nước ngoài về việc mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam;
+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản tương đương của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Điều lệ hoặc văn bản pháp lý khác có quy định về người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài không phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc).
- Bảng liệt kê danh mục hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?