Cá nhân muốn trở thành thành viên tổ hợp tác thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào? Thành viên tổ hợp tác có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Cá nhân muốn trở thành thành viên tổ hợp tác thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Thành viên tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện trở thành viên tổ hợp tác như sau:
Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác
Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
3. Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
4. Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
5. Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Theo đó, để trở thành thành viên tổ hợp tác thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định.
- Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
- Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
- Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Thành viên tổ hợp tác có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác được quy định tại Điều 8 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
* Quyền của thành viên tổ hợp tác
- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
- Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
-Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
* Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
-. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Tư cách thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác
1. Tư cách thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Nghị định này;
c) Thành viên tổ hợp tác là pháp nhân chấm dứt tồn tại, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này;
d) Thành viên tổ hợp tác tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
đ) Thành viên tổ hợp tác vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, tư cách thành viên tổ hợp tác có thể bị chấm dứt trong một số trường hợp sau:
- Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động;
- Thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết;
- Thành viên tổ hợp tác là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Thành viên tổ hợp tác tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác;
- Thành viên tổ hợp tác vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
Tại khoản 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên được các thành viên tự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác.
Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thì thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 77/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên do vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan thì được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
- Việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?