Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?

Theo tôi biết thì người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên nên để được tham gia vào Hội người cao tuổi Việt Nam thì cũng phải từ 60 tuổi trở lên, trường hợp tôi có nguyện vọng muốn tham gia vào hội mà chưa đủ tuổi thì có được cho phép tham gia hay không? Hội người cao tuổi Việt Nam có những nhiệm vụ nào phải thực hiện? Quyền hạn ra sao? Câu hỏi của anh Quang từ Cà Mau.

Hội người cao tuổi Việt Nam có những nhiệm vụ nào cần thực hiện theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Hội người cao tuổi như sau:

Nhiệm vụ
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Người cao tuổi, gồm:
a) Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội; giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi;
c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên là người cao tuổi;
d) Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của Tổ quốc và của người cao tuổi.
2. Tham gia xây dựng, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội; tham gia tổ chức thực hiện tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 27 Luật Người cao tuổi 2009 cũng quy định như sau:

Nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
4. Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.

Theo đó, Hội người cao tuổi Việt Nam phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội; giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên là người cao tuổi;

- Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của Tổ quốc và của người cao tuổi.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội; tham gia tổ chức thực hiện tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

hội người cao tuổi Việt Nam

Hội người cao tuổi Việt Nam (Hình từ Internet)

Quyền hạn của Hội người cao tuổi Việt Nam được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về quyền hạn của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Quyền hạn
1. Tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người cao tuổi và thi hành Hiến pháp, Luật Người cao tuổi.
2. Tham gia thực hiện một số hoạt động, dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tư vấn, giám sát các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực người cao tuổi và hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Theo đó, Hội người cao tuổi Việt nam có các quyền hạn như:

- Tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người cao tuổi và thi hành Hiến pháp, Luật Người cao tuổi.

- Tham gia thực hiện một số hoạt động, dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn, giám sát các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực người cao tuổi và hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?

Căn cứ Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 định nghĩa về người cao tuổi như sau:

Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về hội viên của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Hội viên
1. Công dân Việt Nam từ đủ 60 (sáu mươi) tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên. Trường hợp công dân Việt Nam từ 55 (năm mươi lăm) tuổi đến dưới 60 (sáu mươi) tuổi, tự nguyện và tích cực tham gia Hội hoặc được cử làm công tác Hội, được xem xét công nhận là hội viên.
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể về công nhận, xóa tên hội viên phù hợp Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Như vậy, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo đó, để tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam thì cá nhân phải từ 60 tuổi trở lên, phải tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên.

Trường hợp công dân Việt Nam từ 55 (năm mươi lăm) tuổi đến dưới 60 (sáu mươi) tuổi, tự nguyện và tích cực tham gia Hội hoặc được cử làm công tác Hội, được xem xét công nhận là hội viên.

Như vậy, cá nhân chưa đủ tuổi quy định vẫn có thể tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng ít nhất cũng phải từ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào