Cá nhân là thành viên của Đoàn thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
- Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của ai?
- Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp được tiến hành trong bao lâu?
- Thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của ai?
Theo Điều 11 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục gồm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 12 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
...
2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
...
4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền Thanh tra Bộ, cơ quang ngang Bộ.
Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn) thuộc thẩm quyền Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp
Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp được tiến hành trong bao lâu?
Căn cứ Điều 47 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về thời hạn thanh tra như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Theo đó, cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày.
Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Trước đây, quy định thời hạn thanh tra hành chính tại Điều 45 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Thời hạn thanh tra hành chính
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ Điều 82 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
2. Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp được quy định cụ thể nêu trên.
Trước đây, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?