Cá nhân ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập được pháp luật quy định như thế nào?
- Trong đơn vị sự nghiệp công lập ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ?
- Cá nhân ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên.
2. Nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng; nội dung, quyền, trách nhiệm và các quy định khác thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Do đó, hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập được pháp luật quy định như sau:
- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên.
- Nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng; nội dung, quyền, trách nhiệm và các quy định khác thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ (Hình từ Internet)
Trong đơn vị sự nghiệp công lập ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp kỷ hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Theo đó, đối với đơn vị sự nghiệp công lập người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng.
Trường hợp không trực tiếp kỷ hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Cá nhân ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
c) Có đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
đ) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
e) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
g) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện để cá nhân ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ được quy định như sau:
- Có một quốc tịch và là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
- Có đủ sức khỏe để làm việc;
- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?