Cá nhân khi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính bằng điện thoại có được sử dụng tiếng nước ngoài?
Cá nhân khi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính bằng điện thoại có được sử dụng tiếng nước ngoài?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị
1. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:
a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:
- Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận;
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
2. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại:
a) Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai.
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
đ) Cán bộ, công chức tiếp nhận phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
...
Căn cứ trên quy định yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bằng điện thoại như sau:
- Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai.
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
- Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
- Cán bộ, công chức tiếp nhận phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cá nhân khi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính bằng điện thoại không được sử dụng tiếng nước ngoài, mà phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Cá nhân khi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính bằng điện thoại có được sử dụng tiếng nước ngoài? (Hình từ Internet)
Phản ánh, kiến nghị của cá nhân về quy định hành chính bằng điện thoại gồm những nội dung gì?
Theo Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định về nội dung phản ánh, kiến nghị của cá nhân về quy định hành chính bằng điện thoại bao gồm:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
- Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
- Quy định hành chính không hợp pháp.
- Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
- Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
- Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
- Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Ai có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân về quy định hành chính bằng điện thoại?
Theo Điều 8 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
2. Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Theo quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân về quy định hành chính bằng điện thoại gồm:
- Bộ Tư pháp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?