Cá nhân hay tổ chức nào mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên?
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."
Theo quy định, cha mẹ là người có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên.
Cá nhân hay tổ chức nào mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên?
Có thể hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
"Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này."
Như thông tin bạn đã cung cấp, cha bạn thường có hành vi đánh đập, hành hạ em gái bạn - tức đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
Trường hợp này có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 01 năm đến 05 năm.
Cá nhân hay tổ chức nào mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên?
Căn cứ Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
"Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên."
Theo quy định trên thì người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hay Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Trường hợp bạn đã 20 tuổi có đủ khả năng chăm sóc bản thân và em của mình thì có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha bạn đối với em cua mình.
Như vậy, bạn cần thu thập các chứng cứ thể hiện việc cha bạn thường xuyên đánh đập, hành hạ em bạn, sau đó làm đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha đối với em bạn. Sau khi có quyết định của tòa án chấp nhận yêu cầu, bạn sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của em bạn và có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng em trong thời gian cha bạn bị tòa án hạn chế quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?