Cá nhân được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cần đảm bảo điều kiện gì?
- Tiêu chuẩn cần có đối với kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng là gì?
- Cá nhân được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cần đảm bảo điều kiện gì?
- Những đối tượng nào được tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên?
Tiêu chuẩn cần có đối với kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng là gì?
Cá nhân được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cần đảm bảo điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Nghị định 84/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải đảm bảo có các tiêu chuẩn sau:
– Có đủ các tiêu chuẩn sau đây quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011, gồm:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
– Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
– Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Cá nhân được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng cần đảm bảo điều kiện gì?
Theo Điều 22 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định như sau:
Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc chứng chỉ kế toán viên (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
3. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cá nhân để được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thì cần đạt kết quả thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên của Bộ Tài chính.
– Chứng chỉ kiểm toán viên được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
– Chứng chỉ kiểm toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán.
Những đối tượng nào được tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên?
Theo Điều 3 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng dự thi
Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi sau đây quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC được tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, cụ thể:
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
– Có một trong những loại văn bằng, chứng chỉ sau:
+ Bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
+ Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp;
– Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
– Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?