Cá nhân công tác trong ngành giao thông vận tải cần đạt những tiêu chuẩn nào để được công nhận là chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Có các danh hiệu thi đua nào đối với cá nhân công tác trong ngành giao thông vận tải?
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân công tác trong ngành giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về các danh hiệu thi đua như sau:
Các danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân: Danh hiệu “Lao động tiên tiến”; “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; “Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải” và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
2. Đối với tập thể: Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; “Tập thể lao động xuất sắc”; “Cờ thi đua của Bộ Giao thông vận tải” và danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Theo đó, các danh hiệu thi đua đối với cá nhân công tác trong ngành giao thông vận tải bao gồm:
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải”
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
Cá nhân công tác trong ngành giao thông vận tải cần đạt những tiêu chuẩn nào để được công nhận là chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân
...
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn, trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Giao thông vận tải”;
b) Sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc;
c) Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” vào năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Giao thông vận tải” lần thứ hai.
Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn, trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Giao thông vận tải”.
Sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” vào năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Giao thông vận tải” lần thứ hai.
Hồ sơ đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc bao gồm những thành phần nào?
Theo Điều 17 Thông tư 13/2018/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua
Hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua
...
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
Hồ sơ đề nghị được lập thành 03 bộ (bản chính), gồm có:
a) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị, văn bản đề nghị của cấp ủy Đảng cùng cấp;
b) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín (tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên) của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ;
c) Báo cáo thành tích theo mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Xác nhận thuế theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp trình cho Thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
đ) Ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã (nơi cư trú) về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương đối với trường hợp trình cho Thủ trưởng đơn vị;
e) Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
Theo đó, hồ sơ đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” bao gồm những thành phần như sau:
- Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị, văn bản đề nghị của cấp ủy Đảng cùng cấp;
- Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín (tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên) của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Bộ;
- Báo cáo thành tích theo mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2018/TT-BGTVT;
Mẫu báo cáo thành tích, đề nghị tặng thưởng: TẢI VỀ
- Xác nhận thuế theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp trình cho Thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
- Ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã (nơi cư trú) về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương đối với trường hợp trình cho Thủ trưởng đơn vị;
- Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?