Cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội thông qua các hình thức nào?
- Cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội thông qua các hình thức nào?
- Cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền hạn gì?
- Cá nhân khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo giấy tờ gì?
Cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 quy định các hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính như sau:
Các hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC thông qua các hình thức sau:
1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg .
3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
Như vậy, theo quy định, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội thông qua 03 hình thức sau:
(1) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
(2) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
(3) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.
Cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Quyền
a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC;
c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của TTHC;
d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan trong thực hiện công vụ;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
...
Như vậy, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trong ngành Bảo hiểm xã hội có các quyền hạn sau đây:
(1) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
(2) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;
(3) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;
(4) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan trong thực hiện công vụ;
(5) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC
...
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
b) Khi nhận kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền để nhận thay kết quả;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết TTHC và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, cá nhân khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền để nhận thay kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?