Cá nhân có được sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn không? Cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn phạt bao nhiêu?
Cá nhân có được sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Như vậy, theo quy định trên, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là hành vi bị nghiêm cấm.
Cho nên, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn là vi phạm quy định của pháp luật.
Cá nhân có được sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn không? (Hình từ Internet)
Cá nhân sử dụng chất cấm để chăn nuôi lợn bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi
...
3. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Trường hợp đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời, cá nhân vi phạm buộc phải tiêu hủy chất cấm và lợn đã sử dụng chất cấm.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với tổ chức bằng 02 mức phạt cá nhân khi cùng một hành vi vi phạm.
Cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Chăn nuôi 2018 thì cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn có các nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường;
- Tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của tổ chức, cá nhân cung cấp thức ăn chăn nuôi lợn về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thức ăn chăn nuôi;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi lợn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Phối hợp xử lý thức ăn chăn nuôi lợn và sản phẩm chăn nuôi lợn vi phạm về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật;
- Ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn chứa kháng sinh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?