Cá nhân có được gây trở ngại cho giao thông thủy khi khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không?
Việc sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy như sau:
- Nhà nước khuyến khích sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
- Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại, sạt lở lòng, bờ, bãi sông, kênh, mương, rạch; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu mực nước trên sông, suối và yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Cá nhân có được gây trở ngại cho giao thông thủy khi khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được gây trở ngại cho giao thông thủy khi khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Khai thác tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác nước biển cho sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân khai thác nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không được gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
3. Việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ không được gây ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa, chất lượng nguồn nước, nhiệm vụ phòng, chống lũ, cấp nước cho hạ du của đập, hồ chứa.
Như vậy, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không được gây trở ngại cho giao thông thủy.
Ngoài ra, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản không được gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông và không được gây nhiễm mặn nguồn nước.
Việc vận hành các hồ chứa không xây dựng trên sông, suối cần phải bảo đảm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 50 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Đập, hồ chứa và việc khai thác, sử dụng nước liên quan đến đập, hồ chứa
1. Việc đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối phải phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phải bảo đảm đa mục tiêu, chủ động tích trữ nước, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển nguồn nước.
2. Việc đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành công trình đập, hồ chứa và quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước từ hồ chứa phải bảo đảm an toàn đập, hồ chứa.
3. Việc đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai; phải bảo đảm sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu; kết hợp cải tạo, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
b) Việc thiết kế và bố trí tổng thể công trình đầu mối phải có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Điều 24 của Luật này, xả nước gia tăng về hạ du khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện giao thông thủy;
c) Đối với việc đầu tư, xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủy lợi.
4. Việc xây dựng, vận hành các hồ chứa không xây dựng trên sông, suối, phải bảo đảm không tác động xấu đến nguồn nước, môi trường; không làm ảnh hưởng đến di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo đảm các quy định về thoát nước, không gây ngập úng nhân tạo.
5. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước từ hồ chứa và các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này; việc bảo đảm an toàn công trình đập, hồ chứa trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Việc vận hành đập, hồ chứa trên sông, suối còn phải bảo đảm các yêu cầu cắt, giảm lũ cho hạ du, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp cải tạo, phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan và bảo đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này.
...
Theo đó, thì việc vận hành các hồ chứa không xây dựng trên sông, suối cần phải bảo đảm không tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.
Ngoài ra, việc vận hành các hồ chứa không làm ảnh hưởng đến di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và phải bảo đảm các quy định về thoát nước, không gây ngập úng nhân tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?