Cá nhân có cần thông báo lưu trú với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi ngủ qua đêm tại nhà người yêu không?
- Cá nhân có cần thông báo lưu trú với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi ngủ qua đêm tại nhà người yêu không?
- Trường hợp cá nhân không đăng ký tạm trú, khai báo lưu trú thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Việc người có thẩm quyền không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú có bị xử phạt không?
Cá nhân có cần thông báo lưu trú với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi ngủ qua đêm tại nhà người yêu không?
Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định về thông báo cư trú như sau:
Thông báo lưu trú
1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Theo đó, nếu bạn lưu trú qua đêm ở nhà bạn trai mà bạn trai của bạn không thông báo với cơ quan chức năng là Công an phường tại nơi đó về việc có khách đến lưu trú là vi phạm pháp luật.
Bạn của bạn đang thuê trọ nên khi bạn đến lưu trú tại đó thì phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.
Thông báo lưu trú (Hình từ Internet)
Trường hợp cá nhân không đăng ký tạm trú, khai báo lưu trú thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, trong trường hợp của bạn thì người bạn trai là người có hành vi vi phạm pháp luật do không đăng ký tạm trú tại nơi đang tạm trú và thông báo lưu trú sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bạn trai bạn sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm nêu trên. Với mức phạt cho mỗi hành vi là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Việc người có thẩm quyền không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 7 Luật Cư trú 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú
1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
2. Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
4. Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
5. Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
6. Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
...
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú là các hành vi được quy định tại Điều 7 nêu trên. Trong đó có hành vi không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền khi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?