Cá nhân bị người khác trộm mã số thuế để đi khai khống thu nhập thì cần phải xử lý như thế nào?
- Cá nhân bị người khác trộm mã số thuế để đi khai khống thu nhập thì cần phải xử lý như thế nào?
- Người có hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Cá nhân bị người khác trộm mã số thuế để đi khai khống thu nhập thì cần phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 thì mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Hiện nay, thường xuyên xảy ra tình trạng cá nhân bị một cá nhân hoặc tổ chức khác trộm mã số thuế để đi khai khống thu nhập làm những cá nhân bị trộm phát sinh thêm số thuế phải nộp.
Trường hợp cá nhân phát hiện bị người khác lấy cắp mã số thuế để khai khống thu nhập thì có thể liên hệ ngay với các Chi cục Thuế để được hướng dẫn giải quyết.
Cơ quan thuế sẽ tiếp nhận thông tin từ cá nhân phản ánh và sẽ lần theo mã số thuế của doanh nghiệp để mời các cá nhân, tổ chức đó lên cơ quan để xử lý.
Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể chủ động kiểm tra xem mình có bị trộm mã số thuế hay không thông qua ứng dụng eTax Mobile.
Việc tải và sử dụng ứng dụng eTax Mobile để tra cứu thông tin thuế cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Người nộp thuế có thể vào CH play hoặc App store sử dụngcụm từ "Thuế điện tử" để tìm kiếm và tải ứng dụng eTax Mobile về điện thoại di động.
Bước 2: Sau khi tải đã tải ứng dụng về, người nộp thuế tiến hành đăng ký tài khoản theo từng bước được hướng dẫn trong app.
Trường hợp đã có tài khoản rồi thì tiến hành đăng nhập hệ thống bằng cách nhập mã số thuế và mật khẩu đã đăng ký (hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có).
Ngoài mã số thuế ra thì người nộp thuế còn có thể đăng nhập thông qua tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, người nộp thuế kéo tìm mục “Tiện ích” và chọn “Tra cứu thông tin quyết toán”.
Bước 4: Chọn "Năm quyết toán thuế" muốn tra cứu và bấm "Tra cứu", kết quả tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp sẽ được hiển thị bên dưới.
Bước 5: Bấm vào biểu tượng con mắt để xem thông tin chi tiết thuế thu nhập cá nhân đã nộp.
Cá nhân bị người khác trộm mã số thuế để đi khai khống thu nhập thì cần phải xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Người có hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 143 Luật quản lý thuế 2019 có quy định về hành vi trốn thuế như sau:
Hành vi trốn thuế
...
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
...
Theo đó, hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể được xem là hành vi trốn thuế.
Tại Điều 138 Luật quản lý thuế 2019 có quy định về hình thức xử lý đối với hành vi trốn thuế như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
..
d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
b) Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
...
Như vậy, người có hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể sẽ bị phạt tiền từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn.
Ngoài mức phạt tiền vừa nêu trên thì người vi phạm còn buộc phải nộp đủ số tiền thuế trốn của mình.
Hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Như đã nói ở trên thì hành vi trộm mã số thuế cá nhân của người khác để khai khống thu nhập được xem là hành vi trốn thuế.
Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định vè tội trốn thuế như sau:
Cá nhân sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp nếu thuộc các trường hợp sau, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Cụ thể:
- Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế
- Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội trốn thuế;
- Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(5) Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế, thì bị phạt như sau:
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp để trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?