Buôn lậu vàng là gì? Buôn lậu vàng có thể bị phạt tù đến 20 năm? Pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?
Buôn lậu vàng là gì?
Buôn lậu vàng là gì? (Hình từ Internet)
Buôn lậu vàng là việc vận chuyển vàng trái phép qua biên giới hoặc trong lãnh thổ mà không qua sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thường thì việc buôn lậu vàng chủ yếu để tránh thuế hoặc các quy định khác.
Cần biết, vàng có giá trị rất lớn, do đó hành vi buôn lậu vàng để lại rất nhiều hậu quả và hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cá nhân buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội buôn lậu đối với cá nhân như sau:
- Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+ Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, cá nhân buôn lậu vàng với những tình huống gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.
Pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như thế nào?
Bên cạnh những cá nhân có hành vi buôn lậu vàng bị xử phạt như trên, căn cứ khoản 6 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm b khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định pháp nhân thương mại buôn lậu vàng bị phạt như sau:
- Thực hiện hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?