Bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa?
Bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thì quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
...
2. Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
d) Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
đ) Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là thương nhân phải gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước đầu tiên của quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, không cần phải nộp bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thay vào đó chỉ cần 1 bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của thương nhân.
Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Theo đó, thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa được quy định như sau:
[1] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
[2] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
[3] Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
[4] Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại [1], [2], [3], thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?