Bú đá là gì? Lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những mức nào?
- Bú đá là gì? Lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những mức nào?
- Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá là người lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
- Cá nhân sử dụng ma túy đá trái phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Bú đá là gì? Lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những mức nào?
Bú đá hay còn có cách gọi khác là đập đá. Là thuật ngữ dùng để chỉ những người nghiện sử dụng ma túy đá (chất ma túy tổng hợp có chứa methamphetamine hydrochloride, amphethamine, thậm chí là niketamid) để gây tác dụng kích thích mạnh mẽ nhất thời lên hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác hưng phấn và ảo giác hoang tưởng.
Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép ma túy đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức sau đây:
(1) Người có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép ma túy đá thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
- Phạm tội đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Phạm tội đối với 02 người trở lên;
- Phạm tội đối với người đang cai nghiện;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
- Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 13 tuổi.
(4) Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Lưu ý: Ngoài việc bị phạt tù theo các mức nêu trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Bú đá là gì? Lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những mức nào? (Hình từ Internet)
Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá là người lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Việc hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, trong trường hợp người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy đá là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì có thể được hoãn hoãn chấp hành hình phạt tù đến 01 năm.
Trừ trường hợp người đó bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cá nhân sử dụng ma túy đá trái phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ma túy đá trái phép được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, nếu cá nhân có hành vi sử dụng ma túy đá trái phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?