Bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe về những nội dung gì?
- Bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe về những nội dung gì?
- Thời gian bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe bao lâu?
- Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do ai ban hành?
- Xây dựng và trình Chương trình bồi dưỡng là trách nhiệm của ai?
Bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe về những nội dung gì?
Dạy - học lâm sàng là dạy - học cho học sinh, sinh viên, học viên khối ngành sức khỏe phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề của người bệnh (khám bệnh, tư vấn, điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các bằng chứng y học (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2019/TT-BYT).
Nội dung bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2019/TT-BYT như sau:
Nội dung bồi dưỡng
1. Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung thực hành lâm sàng trong chương trình đào tạo thực hành theo ngành, chuyên ngành khối ngành sức khỏe.
2. Dạy - học theo mục tiêu và dạy - học dựa trên năng lực.
3. Các kỹ năng cần có của người giảng dạy thực hành.
4. Phương pháp dạy - học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh và không có sự tham gia của người bệnh.
5. Lượng giá, đánh giá lâm sàng.
6. Xây dựng kế hoạch bài dạy - học lâm sàng và giám sát học lâm sàng.
Theo quy định trên, nội dung bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe gồm:
- Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung thực hành lâm sàng trong chương trình đào tạo thực hành theo ngành, chuyên ngành khối ngành sức khỏe.
- Dạy - học theo mục tiêu và dạy - học dựa trên năng lực.
- Các kỹ năng cần có của người giảng dạy thực hành.
- Phương pháp dạy - học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh và không có sự tham gia của người bệnh.
- Lượng giá, đánh giá lâm sàng.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy - học lâm sàng và giám sát học lâm sàng.
Bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (Hình từ Internet)
Thời gian bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe bao lâu?
Thời gian bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-BYT như sau:
Thời gian và hình thức bồi dưỡng
1. Thời gian bồi dưỡng: 40 tiết học
2. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung
Theo đó, thời gian bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe là 40 tiết học.
Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do ai ban hành?
Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-BYT như sau:
Chương trình và tài liệu bồi dưỡng
1. Trên cơ sở nội dung bồi dưỡng quy định tại Điều 4 Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
2. Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cho người giảng dạy thực hành xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng đã được Bộ Y tế ban hành trước khi tổ chức bồi dưỡng.
Theo quy định trên, trên cơ sở nội dung bồi dưỡng quy định tại Điều 4 nêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe (sau đây gọi là Chương trình bồi dưỡng).
Xây dựng và trình Chương trình bồi dưỡng là trách nhiệm của ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2019/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình bồi dưỡng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Cơ sở bồi dưỡng người giảng dạy thực hành có trách nhiệm:
a) Bảo đảm nguồn lực để tổ chức việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.
b) Phối hợp với cơ sở thực hành để triển khai kế hoạch bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành.
c) Báo cáo về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) định kỳ tháng 12 hằng năm về kết quả các khóa bồi dưỡng, số khóa học, số lượng người học, số lượng chứng chỉ đã cấp, công tác tổ chức quản lý đào tạo.
...
Như vậy, xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe là trách nhiệm của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?