Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào?

Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào? Người kiến nghị, phản ánh có các quyền và nghĩa vụ như thế nào? - câu hỏi của anh Trường Giang (Hà Nội).

Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào?

Theo tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục I Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định về lịch tiếp công dân như sau:

I. LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
- Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;
Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ:
Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
4. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự tiếp công dân:
Chánh Thanh tra Bộ tiếp công dân vào thứ Năm hàng tuần, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp công dân vào thứ Ba hàng tuần.
Trong trường hợp ngày tiếp công dân của Chánh Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trùng vào ngày tiếp công dân của Bộ trưởng hoặc vì lý do khách quan không thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã định thì sẽ thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Như vậy, địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Thời gian tiếp công dân thường xuyên:

- Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;

- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;

Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.

Bộ Tư pháp tiếp công dân

Bộ Tư pháp tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh ở đâu? Thời gian tiếp công dân quy định như nào? (Hình từ Internet)

Khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp thì người kiến nghị, phản ánh có các quyền gì?

Theo tiểu mục 1 Mục II Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:

II. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền tự tìm người phiên dịch và trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
...

Như vậy, khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp thì người kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:

- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền tự tìm người phiên dịch và trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Nghĩa vụ của người kiến nghị, phản ánh khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp như thế nào?

Theo tiểu mục 2 Mục II Nội quy tiếp công dân của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP năm 2015 quy định người kiến nghị, phản ánh khi đến Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp có các nghĩa vụ sau đây:

- Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo yêu cầu của người tiếp công dân;

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào công chức tiếp công dân tại trụ sở Cơ quan Tổng cục Hải quan được từ chối tiếp công dân?
Pháp luật
Lịch tiếp công dân của Tổng cục Hải quan như thế nào? Phải mang theo những giấy tờ gì khi đến trụ sở tiếp công dân của Tổng cục Hải quan?
Pháp luật
Lịch tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào? Công dân đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải mang theo những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hoạt động tiếp công dân ở cấp xã có thành lập Ban tiếp công dân hay không? Việc tiếp công dân được thực hiện tại đâu?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng hay không? Và có bộ phận thường trực tại trụ sở nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp công dân thì có cần phải lập biên bản tiếp công dân không?
Pháp luật
Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng?
Pháp luật
Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh là ở đâu? Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Công văn 2354/TTCP-KHTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân
763 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: