Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đúng không?
Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đúng không?
Theo khoản 25 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
25. Là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
...
Theo quy định nêu trên thì Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đúng không?
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn gì về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Theo khoản 26 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
26. Về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật trên phạm vi toàn quốc theo quy định pháp luật; thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện, từ bỏ, rút khỏi điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp:
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật trên phạm vi toàn quốc theo quy định pháp luật; thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
- Trình Chính phủ việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện, từ bỏ, rút khỏi điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Đề xuất gia nhập, tham gia các tổ chức quốc tế; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ.
Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đúng không? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn gì về pháp luật quốc tế?
Theo khoản 24 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về pháp luật quốc tế như sau:
- Thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế; chủ trì, tham gia đàm phán điều ước quốc tế, hợp đồng quốc tế, góp ý dự thảo thỏa thuận quốc tế, hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Cấp ý kiến pháp lý đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, bảo lãnh Chính phủ, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc các trường hợp khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Tham gia việc xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam;
- Là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị (Công ước ICCPR); thực thi các Công ước Niu Óoc năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; là Cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các công ước khác về pháp luật và tư pháp mà Việt Nam là thành viên theo sự phân công của Chính phủ;
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?