Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định?
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định đơn vị thực hiện thủ tục phục hồi danh dự như sau:
Đơn vị thực hiện thủ tục phục hồi danh dự
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo phân cấp quản lý công chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành á n dân sự của Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với những đối tượng nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện thủ tục phục hồi danh dự?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động thực hiện phục hồi danh dự đối với các trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện thủ tục phục hồi danh dự đối với trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự
...
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động thực hiện phục hồi danh dự đối với các trường hợp ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
4. Trong quá trình thực hiện phục hồi danh dự cán bộ, công chức được phân công làm đầu mối giải quyết sử dụng tài khoản được phân quyền trên Hệ thống để cập nhật thông tin, tình hình phục hồi danh dự trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp.
Sau khi có Tờ báo có nội dung xin lỗi và cải chính công khai, cán bộ, công chức được phân công làm đầu mối giải quyết sử dụng tài khoản được phân quyền để cập nhật văn bản lên Hệ thống, đính kèm văn bản điện tử kết quả giải quyết và gửi lại cho đầu mối tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa để đăng tải công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp.
5. Lưu trữ hồ sơ thực hiện thủ tục phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quá trình chủ động thực hiện phục hồi danh dự, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục phục hồi danh dự và cập nhật vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp để Cục Bồi thường nhà nước cập nhật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3+ Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong môn ngữ văn 12? Lập dàn ý? Yêu cầu cần đạt Môn Ngữ Văn Lớp 12?
- Người phạm tội giết 2 người trở lên được thực hiện đề nghị đặc xá vào ngày Chiến thắng 30 tháng 4 không?
- Mẫu Quyết định chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng mới nhất theo Thông tư 62?
- Sài Gòn đi đâu trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? Làm gì trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 ở Sài Gòn?
- Mẫu báo cáo quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 91?