Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có phải là thành viên Chính phủ hay không? Do ai bổ nhiệm?
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có phải là thành viên Chính phủ hay không?
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, theo Điều 1 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo công tác của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có phải là thành viên Chính phủ hay không? Do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được quy định như sau:
Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
...
Theo quy định nêu trên thì Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ trình.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Như vậy, sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ trình thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Có bao nhiêu đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP như sau:
- Vụ Bảo hiểm xã hội.
- Vụ Bình đẳng giới.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
- Cục Việc làm.
- Cục Quản lý lao động ngoài nước.
- Cục An toàn lao động.
- Cục Người có công.
- Cục Bảo trợ xã hội.
- Cục Trẻ em.
- Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?