Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp nhằm mục đích gì?
- Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp nhằm mục đích gì?
- Việc áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc gì?
- Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật gồm các nhóm tiêu chí nào?
- Nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển được quy định ra sao?
Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 1 Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Mục đích và phạm vi áp dụng
Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là Bộ Tiêu chí) được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp để theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện công tác pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, góp phần xây dựng Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp nhằm mục đích:
(1) Theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện công tác pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển,
(2) Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, góp phần xây dựng Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.
Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động của Bộ Tư pháp nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 quy định về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
Việc áp dụng Bộ tiêu chí này phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phản ánh trung thực, khách quan tình hình tổ chức triển khai thực hiện pháp điển.
2. Bảo đảm sự phù hợp của các phương pháp, công cụ đánh giá đối với đối tượng, phạm vi đánh giá.
3. Bảo đảm sự rõ ràng, đầy đủ và thống nhất của thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá.
Như vậy, theo quy định, việc áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
(1) Phản ánh trung thực, khách quan tình hình tổ chức triển khai thực hiện pháp điển.
(2) Bảo đảm sự phù hợp của các phương pháp, công cụ đánh giá đối với đối tượng, phạm vi đánh giá.
(3) Bảo đảm sự rõ ràng, đầy đủ và thống nhất của thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá.
Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật gồm các nhóm tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 3 Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Bộ Tiêu chí gồm các nhóm tiêu chí sau:
1. Nhóm tiêu chí về ban hành các quy định, chỉ đạo, kế hoạch để tổ chức thực hiện công tác pháp điển (10 điểm).
2. Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển (15 điểm).
3. Nhóm tiêu chí về công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện pháp điển (20 điểm).
4. Nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển (20 điểm).
5. Nhóm tiêu chí về chất lượng kết quả pháp điển (15 điểm).
6. Các tiêu chí khác (20 điểm).
Như vậy, theo quy định, Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật gồm 06 nhóm tiêu chí sau đây:
(1) Nhóm tiêu chí về ban hành các quy định, chỉ đạo, kế hoạch để tổ chức thực hiện công tác pháp điển (10 điểm).
(2) Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển (15 điểm).
(3) Nhóm tiêu chí về công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện pháp điển (20 điểm).
(4) Nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển (20 điểm).
(5) Nhóm tiêu chí về chất lượng kết quả pháp điển (15 điểm).
(6) Các tiêu chí khác (20 điểm).
Nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 quy định về nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển như sau:
Nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển (20 điểm)
1. Tiêu chí về thực hiện đúng trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện pháp điển theo đề mục (5 điểm).
2. Tiêu chí về thực hiện thu thập, rà soát, xử lý văn bản trước khi sử dụng để pháp điển (5 điểm).
3. Tiêu chí về thực hiện kiểm tra kết quả pháp điển tại cơ quan (5 điểm).
4. Tiêu chí bảo đảm đúng thời hạn gửi kết quả pháp điển theo đề mục để Bộ Tư pháp thẩm định (5 điểm).
Như vậy, theo quy định, nhóm tiêu chí về hoạt động thực hiện pháp điển bao gồm:
(1) Tiêu chí về thực hiện đúng trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện pháp điển theo đề mục (5 điểm).
(2) Tiêu chí về thực hiện thu thập, rà soát, xử lý văn bản trước khi sử dụng để pháp điển (5 điểm).
(3) Tiêu chí về thực hiện kiểm tra kết quả pháp điển tại cơ quan (5 điểm).
(4) Tiêu chí bảo đảm đúng thời hạn gửi kết quả pháp điển theo đề mục để Bộ Tư pháp thẩm định (5 điểm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?