Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong trường hợp nào?
- Bộ Thông tin và Truyền thông có phải là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone không?
- Bộ Thông tin và Truyền thông có được quyết định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
- Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong trường hợp nào?
Bộ Thông tin và Truyền thông có phải là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone không?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về chủ sở hữu nhà nước của Tổng công ty Viễn thông MobiFone như sau:
Chủ sở hữu nhà nước
Nhà nước là Chủ sở hữu của MobiFone. Chính phủ phân công cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với MobiFone.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan được Chính phủ phân công làm đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bộ Thông tin và Truyền thông có phải là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone không? (Hình từ Internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông có được quyết định ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Quyền, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh đối với MobiFone sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của MobiFone.
2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của MobiFone.
3. Tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới MobiFone sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể.
4. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của MobiFone sau khi có sự thỏa thuận với Bộ Tài chính.
5. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đối với dự án đầu tư có mức vượt thẩm quyền của Hội đồng thành viên MobiFone theo quy định; dự án góp vốn liên doanh của MobiFone với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài MobiFone, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị vượt mức thẩm quyền của Hội đồng thành viên quy định tại Khoản 7 Điều 25 Điều lệ này theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền quyết định ngành nghề kinh doanh đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Viễn thông MobiFone trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 19 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về quyền, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Quyền, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
...
14. Phê duyệt kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của MobiFone; quyết định việc ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng của Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên MobiFone.
15. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của MobiFone; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
16. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của MobiFone.
17. Đánh giá đối với Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng MobiFone trong việc quản lý, điều hành MobiFone.
18. Đình chỉ hoặc yêu cầu tạm dừng để xem xét lại các quyết định của Hội đồng thành viên MobiFone khi xét thấy các quyết định đó ảnh hưởng đến lợi ích của MobiFone.
19. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của MobiFone sau khi MobiFone hoàn thành giải thể hoặc phá sản.
20. Thực hiện các quyền khác của đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty Viễn thông MobiFone sau khi MobiFone hoàn thành giải thể hoặc phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?