Bộ Quốc phòng có phải cơ quan ban hành danh mục tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đúng không?
- Bộ Quốc phòng có phải cơ quan ban hành danh mục tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đúng không?
- Việc hình thành tài sản chuyên dùng có cần phải phù hợp với biên chế tài sản hay không?
- Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những loại tài sản nào?
Bộ Quốc phòng có phải cơ quan ban hành danh mục tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đúng không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể tài sản đặc biệt, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt;
b) Ban hành danh mục cụ thể tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Ban hành quy chế xây dựng công trình chiến đấu, công trình phòng thủ chiến lược, công trình nghiệp vụ an ninh, công trình nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, thử nghiệm vũ khí, khí tài quan trọng và công cụ hỗ trợ đặc biệt;
d) Quy định hệ thống sổ và mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức mua sắm, hình thức bán tài sản đặc biệt.
...
Như vậy, chiều theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ có thẩm quyền ban hành danh mục cụ thể tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Bộ Quốc phòng có phải cơ quan ban hành danh mục tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đúng không? (Hình từ Internet)
Việc hình thành tài sản chuyên dùng có cần phải phù hợp với biên chế tài sản hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
...
2. Việc hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc hình thành, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phải phù hợp với biên chế tài sản, bảo đảm an toàn, bí mật;
b) Việc đầu tư xây dựng công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ, an ninh phải bảo đảm bí mật nhà nước; thực hiện giám sát an ninh theo quy định;
c) Hồ sơ và báo cáo về tài sản đặc biệt được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Không được sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và hình thức kinh doanh khác;
đ) Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi tài sản đó được loại ra khỏi biên chế tài sản; phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt, trừ trường hợp điều chuyển giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
g) Trước khi sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đưa tài sản công vào biên chế tài sản; khi không còn sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thực hiện loại khỏi biên chế tài sản.
3. Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 3 Chương này; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 4 Chương này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, đối với việc hình thành tài sản chuyên dùng cần phải phù hợp với biên chế tài sản, bảo đảm an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật.
Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những loại tài sản nào?
Căn cứ theo Điều 87 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bao gồm những loại tài sản sau:
- Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng).
- Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
- Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.
- Tài nguyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đặt biển báo tốc độ khai thác theo Thông tư 38/2024 thế nào? Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới trên đường cao tốc là bao nhiêu?
- Sự khác biệt giữa kho ngoại quan và kho bảo thuế? Điều kiện thành lập 2 kho này bao gồm những gì?
- Bản nhận xét đánh giá giáo viên của hiệu trưởng? Quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh có quyền hạn như thế nào? Cuộc họp của Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh được thực hiện khi nào?
- Người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp nào? Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm?