Bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức vụ nào theo Nghị quyết 96?
Bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức vụ nào theo Nghị quyết 96?
Bỏ phiếu tín nhiệm được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này.
4. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
5. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Theo quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15.
Bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức vụ nào theo Nghị quyết 96? (Hình từ Internet)
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
b) Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
c) Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
...
Căn cứ trên quy định các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm gồm:
(1) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
- Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
- Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
(2) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây:
- Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Lưu ý:
- Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ như trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
- Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ nhưu trên đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 17 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?