Bộ phận quản lý rủi ro cần thẩm định tối thiểu những nội dung nào để thông qua kế hoạch cung cấp sản phẩm mới của ngân hàng thương mại?
Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về chức năng của bộ phận quản lý rủi ro như sau:
Bộ phận quản lý rủi ro
1. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại tự quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai và có tối thiểu các chức năng sau:
a) Giúp Hội đồng rủi ro trong việc:
(i) Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
(ii) Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;
b) Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
c) Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;
đ) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
g) Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
...
Như vậy, bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có những chức năng sau:
- Trợ giúp Hội đồng rủi ro trong việc;
+ Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 13/2018/TT-NHNN;
+ Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;
- Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
- Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
- Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;
- Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
- Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
Bộ phận quản lý rủi ro ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Bộ phận quản lý rủi ro cần thẩm định tối thiểu những nội dung nào để thông qua kế hoạch cung cấp sản phẩm mới của ngân hàng thương mại?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về nội dung thẩm định đối với kế hoạch cung cấp sản phẩm mới của ngân hàng thương mại như sau:
Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới
...
2. Kế hoạch cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới phải được bộ phận quản lý rủi ro thẩm định về rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro và xác định cụ thể tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Quy mô, thời gian thử nghiệm cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể phát sinh từ việc cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tác động đối với vốn chủ sở hữu và thu nhập để đảm bảo phù hợp khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thời gian chính thức cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đánh giá kết quả thử nghiệm so với các chỉ tiêu đề ra về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Theo đó, kế hoạch cung cấp sản phẩm mới của ngân hàng thương mại phải được bộ phận quản lý rủi ro thẩm định về rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro và xác định cụ thể tối thiểu các nội dung sau đây:
- Quy mô, thời gian thử nghiệm cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể phát sinh từ việc cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tác động đối với vốn chủ sở hữu và thu nhập để đảm bảo phù hợp khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thời gian chính thức cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đánh giá kết quả thử nghiệm so với các chỉ tiêu đề ra về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc quản lý rủi ro đối với các sản phẩm trong thị trường phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về việc quản lý rủi ro đối với các sản phẩm mới của ngân hàng thương mại như sau:
Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới
1. Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới của các hoạt động kinh doanh được phép phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Có các tiêu chí xác định sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới;
b) Có quy trình cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới đảm bảo nguyên tắc:
(i) Đối với ngân hàng thương mại, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt chủ trương cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc (Giám đốc). Tổng giám đốc (Giám đốc) phê duyệt kế hoạch cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới;
(ii) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc phê duyệt chủ trương, kế hoạch cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
Từ quy định trên thì khi ngân hàng thương mại đưa sản phẩm mới vào thị trường thì việc quản lý rủi ro phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Có các tiêu chí xác định sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới;
- Có quy trình cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới đảm bảo nguyên tắc theo quy định
Đối với quy trình cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đối với ngân hàng thương mại, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt chủ trương cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc (Giám đốc). Tổng giám đốc (Giám đốc) phê duyệt kế hoạch cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới;
- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc phê duyệt chủ trương, kế hoạch cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?