Bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân có phải là bộ phận bắt buộc ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa hay không?
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân:
Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Có thể thấy được thuật ngữ “dữ liệu cá nhân” được nhận diện cả trong môi trường vật chất truyền thống và cả môi trường điện tử.
Theo đó, dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân:
5. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Hình từ Internet)
Bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân được thành lập trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm thì:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm
1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.
2. Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.
3. Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp phải chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong trường hợp liên quan đến hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm:
Giải thích từ ngữ
....
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa có phải có bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 43 Nghị định 13/2023/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa thì
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp được quyền lựa chọn miễn trừ quy định về chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa được quyền lựa chọn miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp. Trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?