Bổ nhiệm lại kế toán trưởng trễ có bị xử phạt hay không? Thời điểm bổ nhiệm lại kế toán trưởng là khi nào?
Thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng trễ có bị xử phạt hành chính hay không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
b) Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định;
c) Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
d) Không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm b, c khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì trường hợp không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng theo thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Cũng theo quy định này thì trường hợp không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng theo thời hạn quy định còn buộc phải bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền quy định tại Điều 17 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bổ nhiệm lại kế toán trưởng trễ có bị xử phạt hay không (Hình từ Internet)
Thời điểm bổ nhiệm lại kế toán trưởng là khi nào theo quy định hiện nay?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định thời điểm bổ nhiệm lại kế toán trưởng như sau:
Thủ tục, thời điểm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán
....
2. Thời điểm xem xét để bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán
Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, người đứng đầu đơn vị kế toán phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Quyết định bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
3. Đối với trường hợp kế toán trưởng, phụ trách kế toán là công chức, viên chức, khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, Điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, người đứng đầu đơn vị kế toán phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
Quyết định bổ nhiệm lại kế toán trưởng phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
Để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Như vậy, kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015, cụ thể:
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
...
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
- Mẫu phương án thanh lý rừng trồng mới nhất là mẫu nào? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?