Bố mẹ có được phép đưa con cái hư hỏng vào trường giáo dưỡng để giáo dục, dạy dỗ con không? Cơ quan nào có quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là gì?
Căn cứ theo Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
"1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng."
Đưa vào trường giáo dưỡng
Bố mẹ có được phép đưa con cái hư hỏng vào trường giáo dưỡng để giáo dục, dạy dỗ con không?
Căn cứ theo Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Theo đó những đối tượng trên mới được phép áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Con chị chưa có hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu ở trên nên không thể đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục được.
Và người có quyền áp dụng biện pháp này là cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Cơ quan nào có quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Như vậy Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng được thưc hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng như sau:
“1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Biên bản thi hành quyết định;
c) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
d) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Danh bản, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
e) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
g) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị;
h) Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
i) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
2. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa chấp hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được nhưng người đó chưa đủ 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tổ chức đưa người đó vào trường giáo dưỡng để thi hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định truy tìm;
c) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
d) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
đ) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
3. Khi giao, nhận người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận, tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?