Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn gì về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn gì về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh?
Nhiệm vụ, quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc;
- Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh;
- Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Hình từ Internet)
Mức lương của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới nhất hiện nay?
Mức lương của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được căn cứ theo STT 9 Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 như sau:
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 2 bậc lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 17.460.000 đồng và 18.540.000.
Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Các tổ chức nào giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Vụ Tài chính, tiền tệ.
4. Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị.
7. Vụ Quản lý các khu kinh tế.
8. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
9. Vụ Kinh tế đối ngoại.
10. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
11. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
12. Vụ Quản lý quy hoạch.
13. Vụ Quốc phòng, an ninh.
14. Vụ Pháp chế.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Quản lý đấu thầu.
19. Cục Phát triển doanh nghiệp.
20. Cục Đầu tư nước ngoài.
21. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
22. Cục Kinh tế hợp tác.
23. Tổng cục Thống kê.
24. Viện Chiến lược phát triển.
25. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
26. Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
27. Báo Đầu tư.
28. Học viện Chính sách và Phát triển.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại có 05 phòng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ Tổng cục Thống kê.
Theo đó, các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
- Vụ Tài chính, tiền tệ.
- Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vụ Kinh tế nông nghiệp.
- Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị.
- Vụ Quản lý các khu kinh tế.
- Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
- Vụ Kinh tế đối ngoại.
- Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
- Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
- Vụ Quản lý quy hoạch.
- Vụ Quốc phòng, an ninh.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Quản lý đấu thầu.
- Cục Phát triển doanh nghiệp.
- Cục Đầu tư nước ngoài.
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
- Cục Kinh tế hợp tác.
- Tổng cục Thống kê.
Ngoài ra, các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
- Viện Chiến lược phát triển.
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
- Báo Đầu tư.
- Học viện Chính sách và Phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?