Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Bộ Giao thông vận tải có chức năng gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 56/2022/NĐ-CP quy định về chức năng của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì Bộ Giao thông vận tải có chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 56/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
5. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng:
a) Trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông (trừ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) và quy định việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, cơ quan chủ quản quản lý các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư và hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc công bố, phân loại, đặt tên, điều chỉnh, đóng, mở, tháo dỡ, đưa vào khai thác, dừng, tạm dừng khai thác công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, giấy phép theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với các kết cấu hạ tầng đường bộ thì Bộ Giao thông vận tải có một số nhiệm vụ và quyền hạn như trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông;...và các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định nêu trên.
Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Bộ Giao thông vận tải có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 56/2022/NĐ-CP thì Bộ Giao thông vận tải có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
(2) Vụ Tài chính.
(3) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
(4) Vụ Vận tải.
(5) Vụ Pháp chế.
(6) Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
(7) Vụ Hợp tác quốc tế.
(8) Vụ Tổ chức cán bộ.
(9) Thanh tra.
(10) Văn phòng.
(11) Cục Đường bộ Việt Nam.
(12) Cục Đường cao tốc Việt Nam.
(13) Cục Hàng hải Việt Nam.
(14) Cục Hàng không Việt Nam.
(15) Cục Đường sắt Việt Nam.
(16) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
(17) Cục Đăng kiểm Việt Nam.
(18) Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
(19) Trung tâm Công nghệ thông tin.
(20) Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.
(21) Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải.
(22) Báo Giao thông.
(23) Tạp chí Giao thông vận tải.
Các tổ chức quy định từ (1) đến (18) Điều này là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (19) đến (23) Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ; trình Thủ trướng Chính phủ ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?