Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền dừng xe lưu thông để kiểm tra hàng hóa ở khu vực biên giới hay không?
Nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng tại khu vực biên giới là gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 31/07/2023) thì Bộ đội biên phòng tại khu vực biên giới có những nhiệm vụ sau:
+ Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
+ Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu theo quy định pháp luật.
+ Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật.
+ Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Về vấn đề anh nêu, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới như sau:
- Bộ đội Biên phòng cửa khẩu:
+ Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng;
+ Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới; đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;
+ Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật.
- Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; phòng, chống hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục cấm, buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.
Nội dung trên còn được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Thông tư 09/2016/TT-BQP và khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2018/TT-BQP.
Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền dừng xe lưu thông để kiểm tra hàng hóa ở khu vực biên giới không?
Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền dừng xe lưu thông để kiểm tra hàng hóa ở khu vực biên giới không?
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam còn quy định:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới đất liền thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, chính sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới đất liền theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Hàng năm, có trách nhiệm thống kê số người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới, vùng cấm; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền.
- Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng:
+ Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan có liên quan trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền;
+ Tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp về nội dung phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; củng cố cơ sở chính trị, xây dựng khu vực biên giới đất liền vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới; bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền; đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật khác; thực hiện công tác đối ngoại biên phòng theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát cố định, lưu động thường xuyên, đột xuất để kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì có thể thấy Bộ đội biên phòng vẫn có thẩm quyền dừng kiểm tra xe chở hàng hóa trong khu vực biên giới nhằm mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Khi phát hiện hành vi vi phạm tại khu vực biên giới có thể báo cho bộ đội biên phòng được không?
Bên cạnh đó, tại Chương II Thông tư 78/2016/TT-BQP có quy định quy trình xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, anh có thể tham khảo. Cụ thể:
Về thu thập, tiếp nhận thông tin, tài liệu về vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2016/TT-BQP:
- Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu về vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính từ các nguồn sau:
+ Trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Thông báo của cấp trên hoặc do cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cung cấp;
+ Trình báo, đơn thư khiếu nại, tố cáo, tố giác vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân;
+ Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn;
+ Các nguồn thông tin khác.
- Tiếp nhận thông tin, tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính
+ Trường hợp tiếp nhận đơn trình báo về vụ việc vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
+ Trường hợp tiếp nhận vụ việc vi phạm hành chính mà người trình báo trình bày trực tiếp thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng lập biên bản trình báo theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này và đề nghị người trình báo ký vào biên bản; trường hợp người trình báo không biết chữ thì yêu cầu họ Điểm chỉ vào biên bản. Người trình báo dưới 18 tuổi phải có người giám hộ.
+ Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc vi phạm hành chính qua điện thoại, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm ghi lại nội dung trình báo; yêu cầu người trình báo giữ bí mật, cung cấp số điện thoại sử dụng để liên lạc, làm việc.
+ Địa Điểm trình báo: Tại trụ sở cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng hoặc tại địa Điểm Tổ, Đội công tác Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển.
Về xử lý thông tin về vụ vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 5 Thông tư 78/2016/TT-BQP:
- Sau khi thu thập, tiếp nhận thông tin, tài liệu về vụ vi phạm, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm xử lý theo trình tự sau đây:
+ Đánh giá độ tin cậy và phân tích dữ liệu thông tin, tài liệu thu thập được;
+ Báo cáo kịp thời cho người có thẩm quyền;
+ Đánh giá, thẩm tra, xác minh, khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì tổ chức xác minh, bổ sung, củng cố chứng cứ;
+ Đối với thông tin có dấu hiệu vi phạm nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của mình thì chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp.
- Khi tiến hành hoạt động tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu về vụ vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ của thông tin, tài liệu có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người cung cấp thì người có thẩm quyền phải bảo mật thông tin, tài liệu, giữ bí mật nhân thân người cung cấp thông tin, tài liệu và có kế hoạch bảo đảm sự an toàn cho người cung cấp thông tin, tài liệu nếu người trình báo yêu cầu; không được Tiết lộ thông tin, tài liệu cho người không có trách nhiệm.
Như vậy trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm tại khu vực biên giới thì hoàn toàn có thể báo với lực lượng Bộ đội biên phòng để tiếp cận thông tin và thực hiện xử lý giải quyết theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?