Bỏ công an cấp huyện thì lực lượng CAND điều chuyển về xã có thể đảm nhiệm các chức danh nào theo Nghị định 42?
Bỏ công an cấp huyện thì lực lượng CAND điều chuyển về xã có thể đảm nhiệm các chức danh nào theo Nghị định 42?
Ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, bỏ Công an cấp huyện như sau:
Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025-2030
...
Giao Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh ủy, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.
Theo đó, Kết luận 126-KL/TW năm 2025 chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.
Trường hợp bỏ công an cấp huyện thì lực lượng CAND điều chuyển về xã có thể đảm nhiệm các chức danh nào theo Nghị định 42?
Tại Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
3. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Theo đó, khi bỏ công an cấp huyện thì lực lượng CAND trong trường hợp sắp xếp bố trí công tác được điều chuyển về xã thì có thể đảm nhiệm các chức danh sau:
- Trưởng Công an xã;
- Phó trưởng Công an xã;
- Công an viên.
Bỏ công an cấp huyện thì lực lượng CAND điều chuyển về xã có thể đảm nhiệm các chức danh nào theo Nghị định 42? (hình từ internet)
Hệ thống tổ chức công an nhân dân theo Luật Công an nhân dân trước khi bỏ công an cấp huyện ra sao?
Tại Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Theo như quy định nêu trên thì hệ thống tổ chức Công an nhân dân trước khi nghiên cứu định hướng bỏ công an cấp huyện có 04 cấp gồm:
(1) Bộ Công an;
(2) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(3) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
(4) Công an xã, phường, thị trấn.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức bộ máy của Công an xã phường đúng không?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân
1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công an là người có thẩm quyền quy định về tổ chức bộ máy của Công an xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, Bộ trưởng còn có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 33 về cán bộ công chức cấp xã: chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ công chức cấp xã?
- Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là gì?
- Danh sách 350 bảo hiểm xã hội cấp huyện từ ngày 1/4/2025? Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 350 bảo hiểm xã hội cấp huyện?
- Quy trình đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 được quy định như thế nào? Giấy phép lái xe hạng A1, A, B1 dành cho các loại xe nào?
- Ngày Cá tháng Tư tiếng Anh là gì? Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào? Ngày Cá tháng 4 có được nghỉ làm?