Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Đồng thời thì thủ thuật bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phạm Tuấn đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh

Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Bột yếm là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 9 Quy trình kỹ thuật bột yếm ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

9. BỘT YẾM
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột Yếm (bột Corset) là loại bột bao phủ toàn bộ ngực, bụng, khung chậu.
- Giới hạn phía trên: ở trước là 2 khớp ức-đòn (với nữ trưởng thành là nền phía trên của bầu vú), ở sau là đáy 2 xương bả vai, ở 2 bên là dưới hõm nách 3-4 cm.
- Giới hạn phía dưới: ở trước là xương mu, ở sau là xương cùng cụt, 2 bên là mào chậu.
- Bột Yếm thường được sử dụng trong gẫy cột sống lưng thấp (D10, D11, D12), cột sống thắt lưng (từ L1 đến L3). Tổn thương cột sống lưng cao, do có các xương lồng ngực (12 xương sườn mỗi bên và xương ức) liên kết với nhau tạo thành 1 bộ khung vững chắc, nên gẫy thường ít lệch, gẫy vững, không cần thiết bó bột, còn đối với gẫy di lệch hoặc gẫy mất vững thường được chỉ định phẫu thuật. Gẫy L4-L5, thường làm Gaine bột hoặc áo chỉnh hình, áo hỗ trợ cột sống.
...

Theo đó, bó bột yếm được hiểu như sau:

- Bột Yếm (bột Corset) là loại bột bao phủ toàn bộ ngực, bụng, khung chậu.

- Giới hạn phía trên: ở trước là 2 khớp ức-đòn (với nữ trưởng thành là nền phía trên của bầu vú), ở sau là đáy 2 xương bả vai, ở 2 bên là dưới hõm nách 3-4 cm.

- Giới hạn phía dưới: ở trước là xương mu, ở sau là xương cùng cụt, 2 bên là mào chậu.

- Bột Yếm thường được sử dụng trong gẫy cột sống lưng thấp (D10, D11, D12), cột sống thắt lưng (từ L1 đến L3).

Tổn thương cột sống lưng cao, do có các xương lồng ngực (12 xương sườn mỗi bên và xương ức) liên kết với nhau tạo thành 1 bộ khung vững chắc, nên gẫy thường ít lệch, gẫy vững, không cần thiết bó bột, còn đối với gẫy di lệch hoặc gẫy mất vững thường được chỉ định phẫu thuật.

Gẫy L4-L5, thường làm Gaine bột hoặc áo chỉnh hình, áo hỗ trợ cột sống.

Bó bột yếm

Bó bột yếm (Hình từ Internet)

Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục II Mục 9 Quy trình kỹ thuật bột yếm ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

9. BỘT YẾM
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy cột sống lưng thấp (D10, D11, D12).
2. Gẫy cột sống thắt lưng (L1, L2, L3).
3. Các trường hợp gẫy cột sống lẽ ra thì có chỉ định phẫu thuật (gẫy di lệch, gẫy mất vững, gẫy có chèn ép tủy...) nhưng vì lý do nào đó người bệnh không chấp nhận phẫu thuật (bệnh rối loạn đông máu, tiểu đường nặng, huyết áp cao, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ chối mổ...).
...

Theo đó, người bệnh bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp:

- Gẫy cột sống lưng thấp (D10, D11, D12).

- Gẫy cột sống thắt lưng (L1, L2, L3).

- Các trường hợp gẫy cột sống lẽ ra thì có chỉ định phẫu thuật (gẫy di lệch, gẫy mất vững, gẫy có chèn ép tủy...) nhưng vì lý do nào đó người bệnh không chấp nhận phẫu thuật (bệnh rối loạn đông máu, tiểu đường nặng, huyết áp cao, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ chối mổ...).

Bó bột yếm được chống chỉ định đối với người bệnh khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục III Mục 9 Quy trình kỹ thuật bột yếm ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

9. BỘT YẾM
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Người bệnh có chấn thương ngực (gẫy xương sườn, vỡ xương ức, tràn máu tràn khí màng phổi, mảng sườn di động, xẹp phổi...).
2. Có chấn thương bụng hoặc theo dõi chấn thương bụng.
3. Có chấn thương sọ não, hôn mê hoặc tiền hôn mê.
4. Đa chấn thương, có shock.
5. Người bệnh sau mổ làm hậu môn nhân tạo.
6. Các thương tổn người bệnh không thể nằm sấp được (vỡ xương chậu, gẫy xương đùi chưa phẫu thuật...).
...

Bên cạnh đó các trường hợp không chỉ định thực hiện bao gồm:

- Người bệnh có chấn thương ngực (gẫy xương sườn, vỡ xương ức, tràn máu tràn khí màng phổi, mảng sườn di động, xẹp phổi...).

- Có chấn thương bụng hoặc theo dõi chấn thương bụng.

- Có chấn thương sọ não, hôn mê hoặc tiền hôn mê.

- Đa chấn thương, có shock.

- Người bệnh sau mổ làm hậu môn nhân tạo.

- Các thương tổn người bệnh không thể nằm sấp được (vỡ xương chậu, gẫy xương đùi chưa phẫu thuật...).

Như vậy, có thể thấy rằng nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể sẽ không thực hiện được thủ thuật này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,713 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào