Biểu tượng hải quan được quy định như thế nào? Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?

Tôi có thắc mắc là biểu tượng hải quan là hình tròn hay hình chữ nhật? Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì? Đối với tàu thuyền tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan thì biểu tượng hải quan được đặt ở đâu? - câu hỏi của anh Trung (Tiền Giang)

Biểu tượng hải quan là hình tròn hay hình chữ nhật?

Theo Điều 6 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về biểu tượng hải quan như sau:

Biểu tượng hải quan
Biểu tượng hải quan là một hình tròn, có nền màu xanh nước biển; bên trong có hình lá chắn nền màu đỏ; trong hình lá chắn phía trên có ngôi sao 5 cánh màu vàng, ở giữa có hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én đều là màu vàng; phía trên có hàng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” màu vàng; phía dưới có hàng chữ Hải quan Việt Nam được viết bằng tiếng Anh in hoa "VIET NAM CUSTOMS" màu vàng; bên cạnh của hình tròn ngoài có 02 cành vạn tuế màu vàng; ngoài cùng của biểu tượng có đường viền màu đỏ.

Căn cứ trên quy định biểu tượng hải quan là một hình tròn, có nền màu xanh nước biển;

+ Bên trong có hình lá chắn nền màu đỏ; trong hình lá chắn phía trên có ngôi sao 5 cánh màu vàng, ở giữa có hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én đều là màu vàng;

+ Phía trên có hàng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” màu vàng;

+ Phía dưới có hàng chữ Hải quan Việt Nam được viết bằng tiếng Anh in hoa "VIET NAM CUSTOMS" màu vàng;

+ Bên cạnh của hình tròn ngoài có 02 cành vạn tuế màu vàng; ngoài cùng của biểu tượng có đường viền màu đỏ.

Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng biểu tượng hải quan như sau:

Quy định về quản lý, sử dụng
1. Cờ truyền thống của hải quan được dùng trong các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lễ, ngày truyền thống, trưng bày trong nhà truyền thống và các hoạt động trọng thể khác của ngành hải quan.
2. Cờ hiệu hải quan, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa được gắn, trang bị trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan bao gồm tàu thuyền, ca nô, xuồng máy, ô tô, xe mô tô 02 bánh và các phương tiện chuyên dùng khác khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Biểu tượng hải quan được dùng để in, gắn lên cờ truyền thống, cờ hiệu, giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, vật lưu niệm, trụ sở và các biểu trưng khác của hải quan.
Biểu tượng hải quan rút gọn được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan và một số loại trang phục hải quan để phân biệt lực lượng hải quan với các lực lượng chức năng khác.
...

Như vậy, theo quy định biểu tượng hải quan được dùng để in, gắn lên cờ truyền thống, cờ hiệu, giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, vật lưu niệm, trụ sở và các biểu trưng khác của hải quan.

Biểu tượng hải quan rút gọn được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan và một số loại trang phục hải quan để phân biệt lực lượng hải quan với các lực lượng chức năng khác.

biểu tượng hải quan

Biểu tượng hải quan là hình tròn hay hình chữ nhật? Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Đối với tàu thuyền tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan thì biểu tượng hải quan được đặt ở đâu?

Theo điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan như sau:

Dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan
1. Tàu thuyền
a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên sơn màu xanh nước biển mã Ral 5013; phần thượng tầng từ mặt boong trở lên sơn màu xanh da trời mã Ral 5012; mặt boong sơn màu đỏ nâu.
b) Phần mạn khô dọc thân tàu sơn 02 dòng chữ: Dòng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” màu trắng, có chiều dài dòng chữ tối đa bằng 1/3 chiều dài toàn bộ tàu, chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa “VIETNAM CUSTOMS” màu trắng có chiều cao bằng 2/3 dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
c) Ký hiệu của tàu hải quan là 03 vạch nhận biết màu vàng mã Ral 1026 trên 02 mạn khô thân tàu, trong đó: Vạch thứ nhất đặt ở cuối mũi tàu giao với điểm đầu thân tàu, chếch 30° - 40°, tâm của vạch thứ nhất có sơn Biểu tượng Hải quan, chiều rộng của vạch thứ nhất tuỳ theo kích thước tàu; vạch thứ 2 và thứ 3 sơn song song với vạch thứ nhất và có chiều rộng bằng 1/2 vạch thứ nhất; chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu.
d) Biểu tượng hải quan được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân cabin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của biểu tượng hải quan được thiết kế phù hợp với kích thước cabin.
đ) Biển số
Kích thước biển số tàu 35 cm x 100 cm (biển số 01); chiều cao chữ, số: 24 cm; chiều rộng chữ, số: 2,4 cm.
Màu sắc biển số: Biển số đăng ký không được làm rời mà sơn trực tiếp lên vỏ phương tiện; nền biển số: sơn màu đỏ; chữ, số và gạch ngang: sơn màu trắng.
Vị trí biển số: Biển số đăng ký được sơn tại 05 vị trí: 02 bên mạn mũi, 02 bên cabin và mạn tàu phía lái. Nếu mạn khô vùng mũi nhỏ hẹp thì sơn lên be chắn gió mạn mũi. Vị trí sơn ở nơi rộng, dễ quan sát (sử dụng biển số 01).
...

Như vậy, đối với tàu thuyền tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan thì biểu tượng hải quan được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân cabin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của biểu tượng hải quan được thiết kế phù hợp với kích thước cabin.

Biểu tượng hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biểu tượng hải quan được quy định như thế nào? Biểu tượng hải quan được sử dụng nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biểu tượng hải quan
1,244 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biểu tượng hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào