Biển thuyết minh khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào?

Biển thuyết minh khi được lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào? Và cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? - Câu hỏi của anh Hào (Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh).

Có thể lắp đặt thêm biển thuyết minh ở bên dưới biển cấm đỗ xe hay không?

Tại Mục F.11 Phụ lục F QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Biển số S.509 "Thuyết minh biển chính"
a) Để bổ sung cho biển số W.239 "Đường cáp điện ở phía trên", có thể đặt biển số S.509a "Chiều cao an toàn" bên dưới biển số W.239, biển này chỉ rõ chiều cao cho các phương tiện đi qua an toàn.
b) Trong trường hợp cần thiết, có thể đặt thêm biển số S.509b "Cấm đỗ xe" bên dưới biển số P.130, P.131 (a,b,c) để làm rõ thông tin.
c) Các trường hợp khác có thể vận dụng cho phù hợp.
Biển thuyết minh

Như vậy, trong trường hợp cần thiết, có thể đặt thêm biển số S.509b "Cấm đỗ xe" bên dưới biển số P.130, P.131 (a,b,c) để làm rõ thông tin.

Biển thuyết minh khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào?

Biển thuyết minh khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào? (Hình từ Internet)

Biển thuyết minh khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào?

Tại Điều 46, Điều 47 và Điều 48 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Điều 46. Biển viết bằng chữ
46.1. Biển viết bằng chữ thường dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
46.2. Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để cảnh báo có nền vàng chữ đen, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng.
46.3. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn, cảnh báo, cấm hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ "Cấm".
46.4. Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp.
Điều 47. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ
Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển quy định tại Điều 16, Điều 17 và Phụ lục K của Quy chuẩn này. Hình dạng biển viết bằng chữ là hình chữ nhật có chiều cao tối thiểu 20 cm.
Điều 48. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ
48.1. Tất cả những chữ viết, chữ số ghi trên biển và cột kilômét dùng thống nhất theo hai kiểu: kiểu chữ thường và kiểu chữ nén theo quy định tại Điều 17 và Phụ lục K;
48.2. Kiểu chữ thường dùng trong trường hợp hàng chữ ngắn và trung bình;
48.3. Kiểu chữ nén dùng trong trường hợp hàng chữ dài;
48.4. Trên một hàng chữ bao giờ cũng phải dùng thống nhất một kiểu chữ;
48.5. Chiều cao chữ viết của biển viết bằng chữ nhỏ nhất là 10 cm (ứng với hệ số 1). Với biển ghép cho phép sử dụng chữ nhỏ nhất là 5 cm.

Biển thuyết minh thuộc nhóm biển phụ nên khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo:

- Hình chữ nhật.

- Có chiều cao tối thiểu 20 cm.

- Chiều cao chữ viết của biển viết bằng chữ nhỏ nhất là 10 cm (ứng với hệ số 1). Với biển ghép cho phép sử dụng chữ nhỏ nhất là 5 cm.

Khi lắp đặt thêm biển thuyết minh ở bên dưới biển cấm đỗ xe thì phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Tại Điều 22 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Độ cao đặt biển và ghép biển
22.1. Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
22.2. Trường hợp biển báo đặt trên cột: độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng. Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1,2 m đến 1,5 m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường là 1,8 m. Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2 m, không quá 5,0 m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
22.3. Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn (xem minh họa trên Hình 3).
Kết hợp biển
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7 m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
22.4. Trường hợp khó bố trí như quy định tại khoản 22.3 Điều này và số lượng nhiều cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển (các biển đơn) cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10 cm
22.5. Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.

Khi lắp đặt thêm biển thuyết minh ở bên dưới biển cấm đỗ xe thì phải cần chú ý:

- Dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.

- Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn.

- Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7 m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.

- Bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển cấm đỗ xe trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.

Biển cấm đỗ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối với lỗi đỗ xe ô tô tại nơi có biển báo cấm đỗ xe ô tô thì có được nộp tiền phạt tại chỗ hay không?
Pháp luật
Tài xế xe khách đón hành khách tại nơi có biển cấm đỗ thì có bị tước giấy phép lái xe hay không?
Pháp luật
Máy ủi đậu tại khu vực có biển cấm đỗ xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Có tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi tài xế vi phạm không?
Pháp luật
Tài xế đậu xe ô tô trên tuyến đường có cắm biển cấm đỗ xe thì sẽ bị tước giấy phép lái xe mấy tháng?
Pháp luật
Biển cấm đỗ trên các tuyến đường nội ô thành phố sẽ do cơ quan hay một cá nhân nào phụ trách việc lắp đặt?
Pháp luật
Đậu xe máy tại nơi có biển cấm đỗ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Pháp luật
Biển cấm đỗ theo quy định hiện nay thì có kích thước, màu sắc, ý nghĩa và hình dạng như thế nào?
Pháp luật
Khi kết hợp lắp đặt biển cấm đỗ xe (P.131a) và biển số I.446 để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật thì cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Pháp luật
Biển thuyết minh khi lắp đặt ở bên dưới biển cấm đỗ xe phải đảm bảo về kích thước, màu sắc như thế nào?
Pháp luật
Khi bắt gặp biển phụ S.503 (d,e,f) được đặt ngay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển cấm đỗ
2,270 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển cấm đỗ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển cấm đỗ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào