Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có được theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất báo chí không?
Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có được theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất báo chí không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên tập viên hạng III - Mã số: V.11.01.03
1. Nhiệm vụ của biên tập viên lĩnh vực báo chí
a) Khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo định hướng, kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Nhận xét, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo;
c) Chọn, viết tin, bài, lời nói đầu, giới thiệu chuyên Mục do mình phụ trách;
d) Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất;
đ) Chuẩn bị nội dung tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết do mình biên tập.
...
Theo đó, biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có các nhiệm vụ sau đây:
- Khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo định hướng, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Nhận xét, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo;
- Chọn, viết tin, bài, lời nói đầu, giới thiệu chuyên Mục do mình phụ trách;
- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất;
- Chuẩn bị nội dung tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết do mình biên tập.
Như vậy, Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có nhiệm vụ theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất báo chí theo quy định.
Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có được theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất báo chí không? (Hình từ Internet)
Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí phải có đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Như vậy, theo quy định trên thì biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí phải có đạo đức nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
(2) Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
(3) Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp;
Không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi;
Đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ;
Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác;
Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Yêu cầu biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực và trình độ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, yêu cầu biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực và trình độ như sau:
(1) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí:
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội;
- Có hiểu biết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?