Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được áp dụng theo những nguyên tắc nào? Biện pháp vận động gồm những nội dung nào?
Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được áp dụng theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự là việc huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Theo Điều 4 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Nguyên tắc áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp vận động quần chúng với các biện pháp công tác khác để bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Không được lợi dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được áp dụng theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp vận động quần chúng với các biện pháp công tác khác để bảo vệ an ninh, trật tự.
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự (Hình từ Internet)
Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2014/NĐ-CP về nội dung biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Nội dung biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Theo đó, biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự gồm những nội dung được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nội dung tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hình thức áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự như sau:
Hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
1. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện bằng hình thức công khai hoặc bí mật, vận động rộng rãi, vận động tập trung hoặc vận động cá biệt.
2. Hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp vận động quần chúng trong các lĩnh vực công tác cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được áp dụng theo hình thức công khai hoặc bí mật, vận động rộng rãi, vận động tập trung hoặc vận động cá biệt.
Và hình thức áp dụng biện pháp vận động quần chúng trong các lĩnh vực công tác cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?