Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với những cá nhân nào?

Cho tôi hỏi biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá được áp dụng đối với những cá nhân nào? Khi tiến hành kê biên tài sản có bắt buộc phải có mặt tất cả thành viên trong gia đình hay không? Câu hỏi của anh N.M.S từ Hải Phòng.

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với những cá nhân nào?

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được quy định tại Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
1. Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
2. Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

Như vậy, theo quy định, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với những cá nhân nào?

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với những cá nhân nào? (Hình từ Internet)

Có áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên đối với tài sản cá nhân dùng để thờ cúng không?

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản dùng để thờ cúng được quy định tại Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

Những tài sản không được kê biên
1. Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
4. Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
5. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
6. Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.

Như vậy, theo quy định, đối với tài sản mà cá nhân dùng để thờ cúng thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên.

Khi tiến hành kê biên tài sản có bắt buộc phải có mặt tất cả thành viên trong gia đình hay không?

Việc tiến hành kê biên tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
...

Theo quy định, khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Như vậy, khi tiến hành kê biên tài sản không bắt buộc phải có mặt tất cả các thành viên trong gia đình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,832 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào