Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp nào? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được quy định như thế nào?

Cách ly y tế được hiểu như thế nào? Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp nào? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được pháp luật quy định như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Bảo ở Long An.

Cách ly y tế được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 16 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Theo đó, cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng biện pháp cách ly y tế
1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);
b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;
c) Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.
...

Theo đó, biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly) đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);

- Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;

- Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.

Cách ly y tế tại nhà

Cách ly y tế tại nhà (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà
1. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.
3. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly y tế;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly y tế ra cộng đồng.
4. Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;
b) Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
6. Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được pháp luật quy định như trên.

Cách ly y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người phải cách ly y tế tập trung phải tự chi trả những khoản nào trong chi phí cách ly y tế tập trung?
Pháp luật
Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành thì có bị cưỡng chế cách ly y tế không?
Pháp luật
Biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp nào và thời gian áp dụng là bao lâu?
Pháp luật
Thời điểm ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế gồm nội dung gì?
Pháp luật
Ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu tại thời điểm nào?
Pháp luật
Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở, địa điểm khác theo trình tự, thủ tục nào và áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu trong trường hợp nào và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cách ly y tế
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
573 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cách ly y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào