Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp như thế nào?
Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
...
Như vậy, biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp như thế nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì có làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Theo đó, biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba sẽ không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Việc xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần như sau:
- Trường hợp một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan thì nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo phần nội dung này trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, bao gồm:
+ Phần nội dung của hợp đồng thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
+ Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người;
+ Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số tài sản không đủ điều kiện để dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản;
+ Phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan trong trường hợp các phần nội dung khác của hợp đồng bảo đảm không vi phạm;
+ Nội dung khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan.
- Trường hợp một nghĩa vụ được nhiều người cùng bảo lãnh hoặc được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản mà chỉ có một, một số người cùng bảo lãnh hoặc chỉ có một, một số tài sản bảo đảm thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm này được giải quyết theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?