Biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật được đeo ở đâu trên trang phục của công chức?
Biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật được mô tả như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định biển hiệu kiểm dịch thực vật như sau:
Biển hiệu kiểm dịch thực vật
Biển hiệu kiểm dịch thực vật có hình chữ nhật bằng kim loại (hình 23 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này), có ghim cài, viền màu đỏ rộng 0,4 mm bên trong có chữ “Kiểm dịch thực vật Việt Nam - Plant quarantine service of Vietnam” màu vàng. Bên trong đường viền có nền màu xanh lá cây, phần bên trái có phù hiệu kiểm dịch thực vật gồm bông lúa, mỏ neo, cánh én và con rắn quấn bông lúa. Phần còn lại bên phải có họ và tên công chức kiểm dịch thực vật và số hiệu thẻ công chức kiểm dịch thực vật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật có hình chữ nhật bằng kim loại có ghim cài, viền màu đỏ rộng 0,4 mm bên trong có chữ “Kiểm dịch thực vật Việt Nam - Plant quarantine service of Vietnam” màu vàng.
Bên trong đường viền có nền màu xanh lá cây, phần bên trái có phù hiệu kiểm dịch thực vật gồm bông lúa, mỏ neo, cánh én và con rắn quấn bông lúa.
Phần còn lại bên phải có họ và tên công chức kiểm dịch thực vật và số hiệu thẻ công chức kiểm dịch thực vật.
Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật được đeo ở đâu trên trang phục của công chức?
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Mục đích sử dụng
1. Kiểm dịch thực vật hiệu được in trên một số loại giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện công tác chuyên dùng, vật lưu niệm và các biểu trưng khác của ngành.
2. Phù hiệu kiểm dịch thực vật được gắn trên mũ kêpi, mũ mềm và đeo trên ve cổ áo trang phục kiểm dịch thực vật.
3. Cấp hiệu kiểm dịch thực vật được gắn trên vai áo trang phục kiểm dịch thực vật để phân biệt chức vụ của lãnh đạo cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền các cấp và ngạch bậc của công chức kiểm dịch thực vật.
4. Biểu hiệu kiểm dịch thực vật được đeo ở ngực trái trang phục kiểm dịch thực vật.
5. Thẻ công chức kiểm dịch thực vật do Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cấp để sử dụng và xuất trình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức kiểm dịch thực vật.
6. Trang phục kiểm dịch thực vật gồm: quần, áo (xuân - hè, thu - đông), mũ kêpi, mũ mềm, cà vạt, giầy, áo đi mưa, cặp đựng tài liệu, áo ấm và một số trang phục khác quy định tại Điều 1 của Thông tư này được công chức kiểm dịch thực vật sử dụng trong khi thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quy định mang trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu kiểm dịch thực vật
...
5. Biển hiệu đeo ở phía trên ngực trái (trên hoặc chờm lên túi áo ngực trái), được phép đeo vào áo khoác ngoài.
...
Như vậy, biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật được đeo ở ngực trái trang phục kiểm dịch thực vật.
Chế độ cấp phát biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật được quy định ra sao?
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định chế độ cấp phát và sử dụng biển hiệu như sau:
Chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu
1. Quần áo xuân - hè: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ)
2. Quần áo thu - đông: 01 bộ/02 năm (năm đầu cấp 02 bộ)
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở phía Nam có thể thay bộ thu - đông bằng bộ xuân - hè: 01 bộ/01 năm.
3. Áo sơ mi trắng mặc trong áo thu - đông: 01 chiếc/ 02 năm (năm đầu cấp 02 chiếc).
4. Kiểm dịch thực vật hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu: Khi hỏng thì đổi.
5. Mũ kêpi, mũ mềm: 01 chiếc/ 02 năm.
6. Cà vạt: 01 chiếc/ 02 năm.
7. Giầy da: 01 đôi/ 02 năm.
8. Dép quai hậu: 01 đôi/ 01 năm.
9. Tất chân: 02 đôi/01 năm.
10. Áo chống rét: 01 chiếc/ 05 năm (đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ).
11. Cặp đựng tài liệu: 01 chiếc/02 năm.
12. Áo đi mưa: 01 chiếc/02 năm.
13. Trang phục khác sử dụng đối với công chức thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
a) Quần áo bảo hộ lao động: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
b) Ủng cao su: Khi hỏng thì đổi;
c) Găng tay cao su: Khi hỏng thì đổi;
d) Áo blu trắng (làm việc trong phòng thí nghiệm): 01 chiếc/01 năm (năm đầu cấp 02 chiếc);
đ) Kính bảo hộ lao động: Khi hỏng thì đổi;
e) Khẩu trang: Khi hỏng thì đổi (lần đầu cấp 02 chiếc);
g) Thắt lưng giả da: 01 chiếc/03 năm.
Như vậy, khi biển hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật bị hỏng thì có thể đổi biển hiệu mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?