Biên chế sự nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Biên chế sự nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được pháp luật quy định như thế nào mới nhất?
Biên chế công chức và số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp) theo Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có thẩm quyền giao.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch biên chế công chức, biên chế sự nghiệp trình Ủy ban nhân dân Thành phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Hình từ Internet)
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn gì về biến đổi khí hậu?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về biến đổi khí hậu theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định cụ thể:
- Xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Thành phố;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện việc lồng ghép nội dung biến đổi, khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền quản lý;
- Quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon; kiểm soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính tại địa phương theo quy định của pháp luật và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Cơ cấu tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội?
Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 36/2022/QĐ-UBND quy định cụ thể:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và từ 03 đến 04 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố theo yêu cầu;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật;
đ) Giám đốc Sở quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
e) Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân. Việc miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
d) Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám;
đ) Phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu;
e) Phòng Khoáng sản;
g) Phòng Tài nguyên nước;
h) Phòng Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất;
i) Phòng Đăng ký thống kê đất đai;
k) Phòng Kinh tế đất;
l) Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội;
m) Phòng Quản lý chất thải rắn.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội gồm::
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám;
- Phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu;
- Phòng Khoáng sản;
- Phòng Tài nguyên nước;
- Phòng Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất;
- Phòng Đăng ký thống kê đất đai;
- Phòng Kinh tế đất;
- Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội;
- Phòng Quản lý chất thải rắn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?