Biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện duy trì hoạt động của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới sẽ có những nội dung nào?
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới là gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
Đơn vị đăng kiểm (Hình từ Internet)
Biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện duy trì hoạt động của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 14. Kiểm tra, đánh giá điều kiện và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Thành viên tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới thực hiện kiểm tra các nội dung và ghi nhận trong biên bản như sau:
1. Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm: kết quả kiểm tra, đánh giá ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xưởng kiểm định: kiểm tra kích thước thông xe tối thiểu của xưởng kiểm định, khoảng cách giữa tâm hai dây chuyền kiểm định liền kề, khoảng cách từ tâm dây chuyền phía ngoài đến mặt trong tường bao gần nhất; kết quả kiểm tra, đánh giá ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: kiểm tra số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, độ chính xác, thời hạn hiệu chuẩn, việc bố trí hợp lý theo quy trình kiểm định, phần mềm điều khiển, việc cài đặt tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập quy trình đo, khả năng kết nối truyền dữ liệu; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nhân lực:
a) Kiểm tra hồ sơ tuyển dụng, hợp đồng lao động, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chứng chỉ tập huấn đối với nhân viên nghiệp vụ, quyết định bổ nhiệm phụ trách dây chuyền và lãnh đạo đơn vị đăng kiểm;
b) Tổng hợp đánh giá việc tuân thủ các quy trình, quy định (đối với kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động) có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này và các lỗi vi phạm trong kỳ đánh giá (nếu có); kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thực hiện quy trình kiểm định: tiến hành đánh giá sự hoạt động của dây chuyền, việc tuân thủ quy trình, quy định và chất lượng công tác kiểm định của đăng kiểm viên, đơn vị đăng kiểm; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Hồ sơ và dữ liệu (đối với kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động): đánh giá việc tuân thủ các quy định có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân, đơn vị thông qua kiểm tra hồ sơ và dữ liệu lưu trữ; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Các sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng ấn chỉ kiểm định: đánh giá việc tuân thủ các quy định có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân, đơn vị đăng kiểm thông qua kiểm tra việc mở sổ sách theo dõi và ghi chép, thực hiện báo cáo định kỳ, quản lý và sử dụng ấn chỉ kiểm định; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các biên bản kiểm tra, đánh giá do các thành viên trong đoàn đã lập."
Như vậy biên bản kiểm tra, đánh giá điều kiện duy trì hoạt động của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới sẽ có những nội dung:
- Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm
- Xưởng kiểm định
- Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra
- Nhân lực
- Thực hiện quy trình kiểm định
- Hồ sơ và dữ liệu (đối với kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động)
- Các sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng ấn chỉ kiểm định
Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của đơn vị đăng kiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 11. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Đơn vị đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong một các trường hợp sau:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được cấp do gian lận, làm giả các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
3. Ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới quá 12 tháng liên tục.
4. Bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới quá hai lần trong thời gian 12 tháng liên tục.
5. Có từ 05 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 03 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục.
6. Đơn vị đăng kiểm bị giải thể."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?