Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Người bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? Người bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?

Người bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP về phương pháp phân loại sức khỏe như sau:

Phương pháp phân loại sức khỏe
1. Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Đồng thời tại Mục 9 Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tật mất ngón tay, ngón chân như sau:

TT

Bệnh tật

Điểm

110

Mất ngón tay; ngón chân:



- Mất 1 đốt:



+ Của 1 ngón tay cái

4


+ Của ngón trỏ bàn tay thuận

5


+ Của ngón trỏ bàn tay không thuận

4


+ Của 1 ngón chân cái

4


+ Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng

3


+ Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân, không ảnh hưởng đến chức năng

2

...

Theo đó, trường hợp người bị mất 1 đốt ngón tay thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp loại sức khỏe như sau:

- Trường hợp bị mất 1 đốt của ngón trỏ bàn tay thuận thì được xếp vào sức khỏe loại 5 (5 điểm);

- Trường hợp bị mất 1 đốt của 1 ngón tay cái hoặc mất 1 đốt của ngón trỏ bàn tay không thuận thì được xếp vào sức khỏe loại 4 (4 điểm);

- Trường hợp bị mất 1 đốt của 1 ngón khác của bàn ta ảnh hưởng đến chức năng thì được xếp vào sức khỏe loại 3 (3 điểm);

- Trường hợp bị mất 1 đốt của 1 ngón khác của bàn tay không ảnh hưởng đến chức năng thì được xếp vào sức khỏe loại 2 (2 điểm).

Như vậy, người bị mất 1 đốt của ngón trỏ bàn tay khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp vào sức khỏe loại 4, loại 5 tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nêu trên.

Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Người bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...

Theo đó, những công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 thì đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.

Do đó, người bị mất 1 đốt của ngón trỏ bàn tay sẽ thuộc vào sức khỏe loại 4, loại 5 nên sẽ thuộc vào trường hợp không đáp ứng về điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, cụ thể như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
6. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách công dân khám;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này và thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;
d) Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2b Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thời gian khám sức khỏe: Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Bộ Quốc phòng điều chỉnh thời gian khi cần thiết.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm và thời gian khám sẽ được Bộ Quốc phòng sẽ điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025
Pháp luật
Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2025? Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Pháp luật
Công dân có cần nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 tuyển quân mấy đợt? Nhập ngũ 2025 vào ngày nào? Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự 2025 mấy năm? Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025? Trúng tuyển NVQS nhưng trốn thì phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Các đối tượng được ưu tiên tuyển chọn nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng thế nào?
Pháp luật
Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? Hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về hình xăm như thế nào?
Pháp luật
Viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? Báo cáo tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo Hướng dẫn 4705 thế nào?
Pháp luật
Cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn 4705 của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
Pháp luật
Lý do chính đáng vắng mặt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là gì? Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
1,109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào